Khám mắt toàn diện sẽ giúp cho thầy thuốc nhãn khoa xác định độ cận,viễn loạn từ đó sẽ đo và cắt kính thuốc cho bạn. Nhưng bạn cũng cần chú ý một số sai lầm hay mắc phải khi đeo kính thuốc. Dưới đây là lời khuyên của bác sĩ nói về một số sai lầm bạn cần tránh khi đeo và sử dụng kính thuốc.
1. Dùng chung kính thuốc
Mỗi người có 1 khoảng cách đồng tử khác nhau. Người ta dựa vào khoảng cách giữa hai mắt để lắp làm sao cho tâm kính thuốc nằm đúng trục thị giác, đi qua đồng tử. Đeo kính thuốc không phù hợp với khoảng cách giữa hai đồng tử thường làm cho người đeo kính thuốc có cảm giác khó chịu, nhìn vật không rõ, thị lực tăng ít và nhất là thường hay gây ra nhức đầu, mỏi mắt.
2. Đeo kính thuốc không đúng chỉ dẫn
Trẻ bị viễn thị phải đeo kính thuốc liên tục, thường xuyên, không được bỏ kính thuốc ra vì viễn thị nếu không đeo kính thuốc, mắt có thể bị nhược thị hoặc nếu có nhược thị rồi thì thị lực không phục hồi. Đeo kính thuốc thường xuyên là một trong những cách chữa nhược thị. Trẻ cận thị không nhất thiết phải đeo kính thuốc thường xuyên. Cận thị nhẹ, khi hoạt động ngoài trời, thể dục, thể thao, vui chơi có thể bỏ kính thuốc.
3. Không định kỳ kiểm tra mắt
Phải thường xuyên kiểm tra mắt khi có tật khúc xạ, từ 3 đến 6 tháng 1 lần. Nếu thầy thuốc nhãn khoa chỉ định thay số kính thuốc mới, cần tuân thủ nghiêm ngặt.
4. Không phải ai bị cận cũng cần đeo kính thuốc
Bên cạnh đó, "Cũng cần lưu ý là không phải ai bị cận thị cũng cần đeo kính thuốc. Người cận dưới 0,75 điốp thì không cần phải đeo kính thuốc, nếu dưới 2,5 điốp có thể bỏ kính thuốc khi đọc gần. Đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh, nếu cận dưới 0,75 điốp thì bác sĩ thường không chỉ định đeo kính thuốc mà hướng dẫn trẻ cách tập luyện, nghỉ ngơi cho mắt để mắt tự điều tiết trở về bình thường"
KÍNH THUỐC CẦN :ĐÚNG SỐ-ĐÚNG TÂM-ĐÚNG TRỤC CỦA KÍNH
HÃY ĐƯA CÁC CHÁU BỊ TẬT KHÚC XẠ ĐẾN PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHÚC XẠ ĐỂ TRÁNH ĐEO KÍNH OAN
CỬA HÀNG KÍNH KHÔNG PHẢI LÀ NƠI KHÁM KÍNH