CẬN THỊ

20 May 2017

Tật khúc xạ là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm giảm thị lực và gây mù loà hiện nay.

 

  Cận thị là tình trạng chỉ nhìn thấy rõ vật ở gần,không nhìn rõ vật ở xa.

 

NGUYÊN NHÂN CỦA CẬN THỊ

 

+ Di truyền

 

+ Mắc phải

 

Trẻ em phải học nhiều,xem tivi ở khoảng cách gần,chơi trò chơi điện tử nhiều, ít có cơ hội cho mắt nghỉ ngơi.

 

                         Trẻ em học trong điều kiện chật chội,thiếu ánh sáng.

 

                         Người thường xuyên làm việc ở chế độ nhìn gần.

 

                         Người có bố mẹ bị cận thị.

 

CẬN THỊ GIẢ

 

 Là tình trạng nhìn mờ giống như cận thị nhưng thịt lực có thể trở lại bình thường sau khi nhỏ thuốc liệt điều tiết.Người bị cận thị giả không cần đeo kính vì vậy cần phải khám Bác Sĩ chuyên khoa Mắt để tránh bị đeo kính oan.

 

DẤU HIỆU BỊ CẬN THỊ

 

                          Nhìn không rõ ( xa,gần hoặc cả hai).

 

                         Cầm sách rất gần.

 

                         Ngồi gần tivi hoặc bảng.

 

                        Nhức mắt,mỏi mắt.

 

                        Chớp mắt hoặc dụi mắt nhiều.

 

                       Hay nghiêng hoặc vẹo đầu để nhìn.

 

                         Nheo mắt khi nhìn xa.

 

PHÒNG CHỐNG BỆNH CẬN THỊ NHƯ THẾ NÀO

 

      Khám mắt định kì 6 tháng 1 lần.

 

                        Ngồi học đúng tư thế.

 

                         Khi xem tivi nên ngồi nhìn cách màn hình một khoảng lớn hơn 5 lần đường chéo tivi.

 

                         Học và làm việc trong môi trường đủ ánh sáng ( dùng đèn sợi đốt tốt hơn đèn huỳnh quang).

 

                         Không nhìn gần quá lâu (khỏng 50 phút đọc sách hay làm việc trên máy tính nên nghỉ 5 phút).

 

                        Tham gia các hoạt động ngoài trời sau giờ học,làm việc.

 

                         Nên ăn những thực phẩm có chứa vitamin A như : gan động vật,trứng gà,các loại rau quả có màu đỏ.

 

CHỮA CẬN THỊ NHƯ THẾ NÀO

 

 

 

                         Đeo kính gọng là cách hiệu quả, đơn giản,an toàn.

 

                         Kính tiếp xúc (áp tròng) khó xử dụng,không an toàn.

 

                        Phẫu thuật.

 

                         Dùng nước mắt nhân tạo và các loại thuốc,thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị.

 

ĐIỀU KIỆN ĐỂ MỔ CẬN THỊ

 

 

                         Trên 18 tuổi.

 

                         Đeo kính từ 6 tháng trở lên không tăng số.

 

                         Không có bầu hoặc đang cho con bú.

 

KHÁM CẬN THỊ Ở ĐÂU

 
 

  Để tránh đeo kính oan, nên khám cận thị ở các cơ sở y tế có cán bộ học chuyên sâu về tật khúc xạ.

 

 

ĐEO KÍNH CẬN KHI NÀO

 

 

         Với trường hợp cận thị nhẹ hoặc trung bình (cận thị dưới -3.00 DS) nên đeo kính khi nhìn xa,mờ.

 

         với trường hợp cận thị nặng ( cận thị từ -3.00DS trở lên) nên đeo kính thường xuyên trừ lúc tắm và đi ngủ.

 

  ======================================================================================

 

Bạn đang tìm nơi khám Mắt, khám Cận, Viễn, Loạn, Nhược thị  tại Bắc Ninh?

 

Xin vui lòng liên hệ - Phòng khám Mắt

 

Số 170 Bình Than, Võ Cường, tp Bắc Ninh do Bs Thành Tuấn PGĐ Bv Mắt- chuyên khoa sâu về khúc xạ -mài lắp kính  trực tiếp khám và điều trị

 

Điện thoại tư vấn: 09.133.166.74

 

 

Last modified on Sunday, 25 August 2024 01:29
More in this category: TẬT CẬN THỊ »
Default Theme
Layout
Body
Background Colorddd
Text color
Top
Background Color
Text color
Bottom
Bottom Background Image
Background Color
Text color